NHÃN HIỆU & THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ?
NHÃN HIỆU LÀ GÌ?
Nhãn hiệu (marks) theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ?
Thương hiệu (brands) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Tuy nhiên Thương hiệu không được pháp luật bảo hộ mà chỉ được xã hội và người tiêu dùng công nhận. Pháp luật Việt Nam cho phép đăng ký và bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu.
LỢI ÍCH KHI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
Lợi ích thương hiệu
Xác lập quyền sở hữu
Việc đăng ký nhãn hiệu giúp chủ sở hữu xác lập quyền độc quyền đối với thương hiệu, bảo vệ khỏi việc người khác sử dụng trái phép.Ngăn chặn sao chép và bắt chước
Bảo hộ thương hiệu ngăn chặn việc sao chép, bắt chước từ đối thủ, bảo vệ danh tiếng và sự độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ.Xây dựng niềm tin và uy tín
Thương hiệu đăng ký tạo niềm tin với khách hàng, đem lại sự an tâm về chất lượng và xuất xứ của sản phẩm hoặc dịch vụTạo sự khác biệt
Thương hiệu đăng ký giúp tạo sự phân biệt với đối thủ, đem lại giá trị độc đáo và thu hút sự quan tâm từ người tiêu dùng.Lợi ích kinh tế
Tăng giá trị thương hiệu
Thương hiệu đăng ký tạo ra một tài sản vô hình có giá trị kinh tế, làm tăng giá trị toàn bộ doanh nghiệpChuyển nhượng và thương mại hóa
Quyền sở hữu thương hiệu có thể được chuyển nhượng hoặc thương mại hóa, tạo cơ hội kinh doanh và hợp tác với các đối tác khác.Tăng khả năng gia tăng doanh số
Thương hiệu mạnh mẽ và độc đáo giúp tạo sự thu hút với khách hàng, tăng cơ hội bán hàng và doanh số.Cơ hội tiếp cận tài nguyên đầu tư
Thương hiệu đăng ký thu hút sự quan tâm từ nhà đầu tư và đối tác tiềm năng, tạo cơ hội tiếp cận tài nguyên và nguồn vốn đầu tư.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN
BƯỚC 1
Tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệuTra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu là bước quan trọng để đánh giá xem nhãn hiệu dự định đăng ký có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó không. Chúng tôi cung cấp hai hình thức tra cứu:
Tra cứu sơ bộ: Tra cứu thông qua dữ liệu trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ và tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, kết quả chính xác khoảng 60-70%.
Tra cứu chuyên sâu (tra cứu đối chứng): Tra cứu bởi chuyên viên tại Cục sở hữu trí tuệ, kết quả chính xác khoảng 90-95%.
BƯỚC 2
Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu1. Soạn hồ sơ: Chúng tôi sẽ hỗ trợ Qúy Khách hàng soạn thảo bộ hồ sơ hoàn chỉnh.
Thời gian soạn thảo: Không quá 01 ngày làm việc.
2. Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ: Chúng tôi sẽ thay mặt Qúy Khách hàng nộp hồ sơ.
Thời gian thực hiện: Không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày chúng tôi nhận được hồ sơ hợp lệ của Qúy Khách hàng.
BƯỚC 3
Thẩm định đơn đăng kýGiai đoạn 1: Thẩm định hình thức - Thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký trong 01-02 tháng.
Giai đoạn 2: Công bố đơn - Công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong 02 tháng sau khi đơn hợp lệ được chấp nhận.
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung - Thẩm định khả năng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu trong 18-20 tháng sau khi đơn được công bố.
Giai đoạn 4: Cấp văn bằng - Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong 01-02 tháng sau khi có kết quả thẩm định nội dung.
Câu hỏi thường gặp
- Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam;
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài.
Quy trình tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định nhãn hiệu dự định nộp đơn có tương tự hoặc trùng với nhãn hiệu đã đăng ký của chủ thể khác hay không? Ngoài ra còn để đánh giá khả năng đơn đăng ký nhãn hiệu có được cấp văn bằng bảo hộ hay không? Do đó, khi tra cứu nhãn hiệu sẽ tiết kiệm được thời gia theo đuổi đơn không đáng có của chủ đơn. IPS VN hỗ trợ tra cứu, đánh giá tính khả thi trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Đăng ký nhãn hiệu đối với chủ thể mới sử dụng trước tiên là để tránh không vi phạm nhãn hiệu của người khác. Nhưng quan trọng nữa là việc đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp bên cạnh việc thúc đầy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng mà doanh nghiệp còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.
Không, cá nhân, tổ chức nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cần nộp đơn thông qua một Công ty đại diện sở hữu trí tuệ như Công ty chúng tôi.
Để cài đặt ứng dụng web này trên iPhone/iPad của bạn, hãy nhấn rồi chọn Thêm vào Màn hình chính.