Chứng nhận GMP là gì?
Chứng nhận GMP là viết tắt những chữ cái đầu của cụm từ “Good Manufacturing Practices”. Khi được dịch qua tiếng việt thì cụm từ này có nghĩa là “Thực hành sản xuất tốt”. Khi mà các cơ sở sản xuất thuốc xây dựng nhà máy đạt chuẩn GMP và họ đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra thì sẽ được các cơ quan có thẩm quyền (Cục quản lý dược, EMA…) sẽ cấp giấy chứng nhận GMP.
Đồng thời đây cũng chính là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để làm cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 22000 phát triển.
Những công ty cần chứng nhận GMP?
Những công ty cần đạt được chứng nhận GMP thường là trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến sản phẩm có yêu cầu về điều kiện vệ sinh cao như:
- Lĩnh vực thực phẩm
- Lĩnh vực dược phẩm
- Lĩnh vực mỹ phẩm
- Thiết bị y tế
Lợi ích khi áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GMP
- Tiêu chuẩn hóa về điều kiện vệ sinh an toàn của cơ sở sản xuất cũng như hoạt động sản xuất
- Giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng cũng như các yêu cầu của pháp luật về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tạo được niềm tin và tăng cường uy tín cho doanh nghiệp đối với khách hàng và người tiêu dùng
- Củng cố niềm tin cho đội ngũ nhân viên, từ đó nâng cao trách nhiệm cũng như tầm hiểu biết của đội ngũ cán bộ, công nhân viên.
- Doanh nghiệp có thể chủ động trong khâu tổ chức, xây dựng và cải thiện các hoạt động sản xuất một cách có tiêu chuẩn.
- Nếu có chứng nhận GMP sẽ hỗ trợ khi có những đánh giá của các cơ quan chức năng, thẩm quyền hoặc các bên có liên quan.
- Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng trong việc xuất khẩu sản phẩm vào những thị trường khó tính, nâng cao tính cạnh tranh cho các sản phẩm và đạt được sự công nhận từ các tổ chức quốc tế.
- Mở rộng thị trường cạnh tranh, tăng doanh thu cho doanh nghiệp
Các yêu cầu trong tiêu chuẩn GMP
Việc đảm bảo an toàn trong thực hiện hoạt động sản xuất các mặt hàng đặc biệt quan trọng, vì vậy khi áp dụng theo tiêu chuẩn này, doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm 5 yêu cầu sau đây để sản phẩm đạt chuẩn GMP:
- Nhà xưởng và phương tiện máy móc sản xuất;
- Điều kiện vệ sinh;
- Quy trình sản xuất - chế biến;
- Về sức khỏe người lao động;
- Về công tác bảo quản và phân phối sản phẩm.
Phạm vi, đối tượng cần kiểm soát trong GMP
- Nhân sự
- Nhà xưởng
- Thiết bị
- Vệ sinh sản xuất, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân
-
Quá trình sản xuất:
- Các thao tác làm việc của công nhân.
- Thực hiện các yêu cầu về nguyên vật liệu về tiêu chuẩn sản phẩm, công thức pha chế.
- Về điều kiện vật chất của sản xuất, đánh giá việc cung ứng của nhà cung cấp nguyên vật liệu.
- Chất lượng sản phẩm: Thử nghiệm mẫu
- Kiểm tra: Nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, thao tác của công nhân, đánh giá, nhà cung ứng, vệ sinh
- Xử lý các sản phẩm không phù hợp, giải quyết khiếu nại của khách hàng
- Tài liệu, hồ sơ thực hiện.
Lợi ích khi đạt chứng nhận GMP
– Tiêu chuẩn hóa điều kiện vệ sinh và hoạt động kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, con người, sản xuất
– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai HACCP, ISO 22000
– Giảm phần lớn nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng
– Tăng cường uy tín, sự tin cậy, sự hài lòng của nhà phân phối, khách hàng
– Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp
– Các quy trình đều được đánh giá, xem xét nghiêm ngặt để có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu quả tốt nhất
– Các trang thiết bị và kỹ thuật để phục vụ cho quá trình sản xuất đều được đưa ra để xác định, kiểm soát chặt chẽ
– Chi phí sản xuất được giảm xuống đáng kể do quy trình sản xuất, các thiết bị, kỹ thuật cần thiết đã được xác định chính xác để không bị lãng phí nguồn vốn trong quá trình đầu tư
– Nâng cao trách nhiệm cũng như tầm hiểu biết của đội ngũ nhân viên, bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp áp dụng tốt tiêu chuẩn GMP thì sẽ đảm bảo giữ vững niềm tin của khách hàng và cơ quan quản lý
– Nhờ có tiêu chuẩn GMP, doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc đạt được công nhận từ các tổ chức quốc tế cũng như nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm doanh nghiệp mình trên thị trường, tăng cơ hội kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.
Để cài đặt ứng dụng web này trên iPhone/iPad của bạn, hãy nhấn rồi chọn Thêm vào Màn hình chính.