True


CE Marking Là Gì? Dấu CE Mark Là Gì?

CE Marking

CE hay còn gọi là chứng nhận CE với CE là từ viết tắt của Conformite Europeenne hay chính là chứng nhận CE Marking. Để có được dấu CE, doanh nghiệp phải trải qua một quá trình được gọi là CE Marking. Dấu CE là dấu hiệu cho biết sản phẩm đã đáp ứng các quy định chỉ thị của Liên Minh Châu Âu. Quy định liên quan đến các yếu tố an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và tính tương thích được quy định tại 28 quốc gia thị trường EU.

Dấu CE

Dấu CE còn được gọi là CE Mark, CE được hiểu đơn giản là một tấm hộ chiếu thương mại vào thị trường EU và là nhãn hiệu bắt buộc đối với hàng hoá nằm trong danh mục bắt buộc tuân thủ theo các chỉ thị và quy định của EU. 

Danh Mục Áp Dụng Chứng Nhận CE Mới Nhất Năm 2024

Tiêu chuẩn CE ban đầu là được ban hành cho các quốc gia thành viên của Liên Minh Châu Âu. Tiếp đó sử dụng cho thành viên Hiệp hội Thương mại Tự do EFTA. Sau đó, với nhu cầu trao đổi hàng hóa tăng mạnh, dấu CE được dùng phổ biến hơn.

Các mặt hàng từ các quốc gia khác khi muốn xuất sang thị trường Châu Âu đều phải có chứng chỉ CE Marking, ví dụ như: Dấu CE áp dụng cho các sản phẩm từ thiết bị điện đến đồ chơi, chất nổ dân dụng, thiết bị y tế, khẩu trang, đồ bảo hộ cá nhân...

Thiết bị y tế  (khẩu trang, găng tay...)

Thiết bị bảo hộ cá nhân PPF

Thiết bị cấy ghép hoạt động

Thiết bị y tế chẩn đoán in vitro

Máy móc, thiết bị

Sản phẩm có chứa
một số chất độc hại (RoHS)

Thiết bị điện và điện tử

Pin

Thuốc nổ công nghiệp & thuốc nổ dân dụng

Vật liệu đóng gói

Thiết bị vô tuyến

Đồ chơi

Vật phẩm pháo hoa (pháo hoa)

Thiết bị đo lường

Dụng cụ cân

không tự động

Cơ sở cáp treo

Thang máy

Bình áp lực đơn giản

Giá trị, lợi ích của chứng chỉ CE

- Giá trị của chứng chỉ CE:

Chứng chỉ CE là bắt buộc đối với nhiều sản phẩm và nhà sản xuất phải có trách nhiệm đảm bảo rằng các sản phẩm này đáp ứng các yêu cầu về an toàn, sức khỏe hoặc môi trường của EU. Dấu CE cũng chỉ ra về sự tuân thủ luật pháp của Liên Minh Châu Âu đối với sản phẩm và cho phép lưu thông tự do các sản phẩm trong thị trường Châu Âu

- Lợi ích của khách hàng khi có chứng nhận CE

Mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu

Một sản phẩm được dán dấu CE, đồng nghĩa chất lượng của nó cực tốt, đạt chuẩn Châu Âu. Từ đó, việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước là rất dễ dàng. Khi hàng được xuất khẩu và tiêu thụ ở 28 quốc gia tại thị trường Châu Âu, giá trị sản phẩm sẽ tăng lên rất nhiều.

Lưu hành tự do ở Châu Âu

Dấu CE đảm bảo sản phẩm của bạn có thể vào Liên Minh Châu Âu và cho phép di chuyển tự do trên gần 30 quốc gia tạo nên Khu vực kinh tế châu Âu, cho phép bạn tiếp cận trực tiếp với hơn 500 triệu người tiêu dùng.

Lấy được lòng tin của khách hàng

Sản phẩm chất lượng tốt, đạt chuẩn Châu Âu sẽ giành được lòng tin và sự yêu mến của khách hàng cả trong và ngoài nước. Đây là chiến lược kinh doanh hàng đầu của mọi thương hiệu.

Nâng cao giá trị thương hiệu

Giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu, đẩy mạnh tính cạnh tranh của sản phẩm. Việc kinh doanh của bạn sẽ phát triển với lợi nhuận cao hơn.

Hồ sơ xin đánh giá chứng nhận CE Marking

Chuẩn bị hồ sơ đăng kí chứng nhận sản phẩm gồm có:

- Mẫu giấy chứng nhận CE- Sơ đồ tổ chức của công ty

- Các tài liệu liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm

- Kế hoạch sản xuất và kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm.

- Kế hoạch kiểm soát các trang bị, phương tiện đo lường, thử nghiệm.

- Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thí nghiệm được công nhận/ chỉ định (nếu có).Các thông tin trên đều được tổ chức đánh giá giữ bí mật, không tiêt lộ ra bên ngoài.

Quy trình cấp chứng nhận CE

Thông thường, quy trình cấp chứng nhận CE trải qua các bước sau:

1: Xác định chỉ thi tiêu chuẩn áp dụng

2: Xác định các yêu cầu chi tiết

3: Thử nghiệm, đánh giá kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn

4: Cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF (Technical File)

5: Tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE MarkingTuy vậy, với một số mặt hàng đặt biệt, quy trình này có thể cần thêm các bước sau:

6: Chứng nhận lại

7: Đánh giá mở rộng

8: Đánh giá đột xuất

Điều cần lưu ý về chứng chỉ CE

- Thông thường các sản phẩm muốn gắn nhãn CE thì phải được sản xuất theo các tiêu chuẩn được thông qua bởi CEN, CENELEC và ETSI, và các tiêu chuẩn được công bố trên Tạp chí chính thức là tiêu chuẩn hài hòa, được cho là phù hợp với các yêu cầu của các Chỉ thị EU. Một nhà sản xuất có thể chọn không sử dụng các tiêu chuẩn EU hài hòa, nhưng sau đó phải chứng minh rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu an toàn cơ bản trước khi lưu hành trên thị trường EU.

- Nhà sản xuất có sản phẩm thỏa mãn các quy định của EU có thể nộp đơn đến các tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn được cấp phép ở bất cứ nước thành viên EU nào để được cấp chứng nhận tiêu chuẩn EU. Sau khi được cấp giấy chứng nhận, nhà sản xuất có thể đóng nhãn CE cho sản phẩm của mình và công bố sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn EU.

- Tuy nhiên, đối với một số sản phẩm, nhà sản xuất có thể lựa chọn tự đánh giá sản phẩm của mình là phù hợp với các yêu cầu của EU và gắn nhãn CE sau khi tuyên bố sản phẩm hợp chuẩn. Tuy nhiên, nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tuyên bố của mình. Các nhà sản xuất cần cân nhắc các yếu tố dưới đây trước khi tuyên bố hợp chuẩn.

- Đảm bảo sản phẩm phù hợp với tất cả các yêu cầu trên toàn EU;- Xác định xem liệu có thể tự đánh giá sản phẩm của mình là hợp chuẩn hay cần phải có chứng nhận của cơ quan tiêu chuẩn của EU được chỉ định;

- Lập một bộ tài liệu kỹ thuật phù hợp;

- Dự thảo và ký một tuyên bố sản phẩm hợp chuẩn EU;

- Khi sản phẩm được gắn nhãn CE, nếu cơ quan có thẩm quyền của EU yêu cầu, nhà sản xuất phải cung cấp cho họ tất cả thông tin và tài liệu hỗ trợ liên quan đến việc gắn nhãn CE. Đối với các sản phẩm có rủi ro an toàn cao hơn các cơ quan cấp giấy chứng nhận CE bắt buộc phải kiểm tra độ an toàn trước khi cấp giấy chứng nhận.



Để cài đặt ứng dụng web này trên iPhone/iPad của bạn, hãy nhấn rồi chọn Thêm vào Màn hình chính.